CUỘN NILON ĐEN DÙNG NÔNG NGHIỆP
Năng suất rau bình quân quanh năm cao hơn phương pháp canh tác truyền thống (phủ rơm hoặc không phủ) từ 10 - 30% trong điều kiện canh tác bình thường, tuy nhiên ở những vùng đất có nhiều khó khăn như tỉ lệ cát cao, nước tưới khan hiếm (nước mặn) như huyện Thạnh Trị, vùng ven biển Thái Bình, Thanh hóa, tỉnh Sóc Trăng... năng suất có thể cao hơn 50-100%.
Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp là phương pháp canh tác phổ biến trong sản xuất rau ở nhiều quốc gia trên thế giới như ở Mỹ, Hàn Quốc, Do Thái, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Malaysia, v.v... trong hơn 10 năm qua. Ở Việt Nam, trường Đại Học Nông Nghiệp đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng màng phủ nông nghiệp từ 1992, nhưng tập trung nhất 1997-2000. Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long có hơn 1.000 ha rau được trồng với màng phủ nông nghiệp. Trong đó tỉnh An Giang đang sử dụng màng phủ hơn 400 ha chủ lực là trồng dưa leo tập trung tại huyện Chợ Mới; tại Tiền Giang, huyện Gò Công Tây khoảng 300 ha chuyên trồng cây dưa hấu. Hầu hết các tỉnh khác đều có sử dụng màng phủ trồng nhiều loại rau khác nhau, nhưng diện tích còn nhỏ chừng vài chục đến 100 ha. Nhu cầu sử dụng màng phủ trong nước ngày càng tăng rõ rệt trong năm vừa qua.
Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng nilon đen" hay "túi bóng đem", là một loại nhựa dẻo, mỏng, chuyên dùng để phủ liếp trồng. Hiện nay Công ty cổ phẩn sản xuất Thái Hưng đang cung cấp trên thị trường Việt Nam màng nilon đen, trắng phủ là mặt trên có màu xám bạc và mặt dưới màu đen.
Kích cỡ màng phủ trong nước có 5 loại, khác nhau về độ rộng của bề khổ: rộng 0,9 m; 1 m; 1,2 m; 1,4 m và 1,6 m; chiều dài mỗi cuồn đều bằng nhau là 400 m; thời gian sử dụng từ 1-4 vụ dưa leo hoặc 6-10 tháng ngoài đồng tuỳ theo chất lượng màng phủ và cách bảo quản.
Kích cỡ màng phủ nhập Thái lan có các loại từ 0,9m - 4m, chiều dài mỗi cuộn 100m.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh tế một cách ổn định cho người trồng rau.
Những kết quả nghiên cứu sử dụng màng phủ để trồng rau (dưa leo, cà chua, ớt, khổ qua, đậu que, ...) của Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ 1997-2000 đã cho thấy:
Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp:
- Năng suất rau bình quân quanh năm cao hơn phương pháp canh tác truyền thống (phủ rơm hoặc không phủ) từ 10 - 30% trong điều kiện canh tác bình thường, tuy nhiên ở những vùng đất có nhiều khó khăn như tỉ lệ cát cao, nưới tưới khan hiếm (nước mặn) như huyện Thạnh Trị, vùng ven biển huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng... năng suất có thể cao hơn 50-100%. Rõ ràng màng phủ khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường
- Tiền lời tăng cũng khoảng 20-30% so với phủ rơm (tương ứng với phần năng suất tăng) sau khi đã trừ hết các chi phí đầu tư kể cả chi phí màng phủ. Bởi vì sử dụng màng phủ giảm chi phí làm cỏ, thuốc trừ sâu bệnh và phân bón.
- Cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền (phủ rơm), giúp nông dân đở cực khổ hơn trong việc chăm sóc hàng ngày (như tưới nước, làm cỏ, phun thuốc sâu). Kỹ thuật mới tương đối đơn giản, người dân có thể thực hiện được trên đất chuyên rẫy hoặc đất trồng lúa để trồng rau quanh năm.
- Làm thay đổi bộ mặt nông thôn, sản xuất theo hướng công nghiệp hoá và đời sống người nông dân từng bước được nâng cao bởi thu nhập khá hơn.